Đôi nét về hoa lan
Phong lan là một trong những họ lớn nhất trong lĩnh vực thực vật có hoa. Hoa lan có vẻ đẹp thanh tao, nở lâu, sống lâu và hương thơm vô cùng hấp dẫn. Hoa phong lan rất phong phú đa dạng.
Mỗi bông hoa gồm có ba cánh hoa và ba lá đài. Hầu hết các loài hoa lan nhiệt đới là loại biểu sinh (mọc trên không) hoặc trên cạn (mọc dưới đất).
Tuy nhiên, hoa lan được đa số mọi người đánh giá là loài hoa khó chăm sóc.
Vì sao cần phải bón phân cho hoa phong lan?
Không chỉ hoa lan, hầu hết các loại cây đều cần chất dinh dưỡng và độ ẩm cần thiết từ đất. Chính vì thế, khi chúng ta mang lan vào trong nhà, đã ngăn chặn sự nuôi dưỡng tự nhiên của môi trường. Các chất dinh dưỡng còn trong chậu chỉ cung cấp được một lượng ít cho cây. Như thế sẽ không đủ để tạo ra sự phát triển và ra thêm hoa mới. Bởi vậy, nên rất cần thêm những chất dinh dưỡng khác có từ bên ngoài.
Tỷ lệ bón phân NPK cho hoa phong lan

N (Nito), P (Photpho), K (Kali) với các tỷ lệ tùy theo mục đích của người sử dụng, loài lan, thời kì sinh trưởng của hoa lan. Ngoài ra còn có thể kết hợp thêm các nguyên tố vi lượng như đồng (Cu), sắt (Fe), kẽm (Zn)… và một số vitamin cần thiết khác.
Chủ yếu sử dụng 4 tỷ lệ bón phân cho hoa phong lan sau:
Tỷ lệ: 1N:1K:1P
Tỷ lệ: 3:1:1 tỉ lệ N cao.
Tỷ lệ: 1:3:1 tỉ lệ P cao.
Tỷ lệ: 1:1:3 tỉ lệ K cao.
Ngoài 4 tỷ lệ bên trên, còn có rất nhiều tỉ lệ khác như: 3:1:2; 3:2:1…
Nồng độ phân bón
Ở mỗi tỷ lệ, nồng độ N, P, K cũng sẽ thay đổi.
Ví dụ: Theo công thức của LeConfle (1981):
Công thức cao: 30 – 10 – 10 (50) tỷ lệ 3:1:1 để tăng trưởng và ra lá.
Công thức thấp: 10 – 18 – 10 (38) tỷ lệ 1:2:1 cho ra hoa.
Công thức thấp: 10 – 10 – 20 (40) tỷ lệ 1:1:2 cho ra rễ.
Lượng phân bón này hết sức linh động; phụ thuộc vào thời tiết như ánh sáng, nhiệt độ… Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây hoa lan mà chúng ta có thể điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng phân bón hữu cơ và các nguyên tố cần thiết khác.
Có nhiều loại phân hữu cơ như: nước tiểu, phân động vật, xác bã động vật, hạt đậu tương ngâm…
==> Các loại phân hữu cơ này rất tốt đối với phong lan nhưng khi dùng phải chú ý đến cách tưới nước, nồng độ tưới. Tránh gây hại cho phong lan (với phân động vật và xác bã động vật phải ngâm ủ cho hoai mục), tránh làm ngộ độc phong lan.
Hướng dẫn cách bón phân cho hoa lan đúng cách
Nguyên tắc chung khi bón phân cho lan
– Bón phân 2 tuần/ 1 lần: thời kỳ phát triển cao điểm (mùa xuân và mùa hè)
– Mỗi tháng 1 lần: thời kỳ ngủ đông (mùa thu và mùa đông)
– Bón phân không được vượt quá 30%N (Nitơ)
– Cho dù bạn áp dụng bất kể công thức bón phân nào thì nó cũng phải chứa ít hoặc không chứa urê
– Nên tưới nước trước sau đó mới bón phân (Không để phân tiếp xúc trực tiếp với hoa lan => Điều này dễ làm cháy hỏng hoa lan). Do vậy, những người làm vườn thường sử dụng phân bón hòa tan trong nước.
– Cần cân đo liều lượng, lựa chọn thời điểm thích hợp để hoa có thể giúp cây khỏe và hoa nở đẹp hơn.
Những giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hoa lan khi bón phân
Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây hoa lan được chia thành 5 giai đoạn sau:
- (1): Bắt đầu tính từ ngày cấy mô lan đến khi cây lan đạt tiêu chuẩn. Tách cây con ra vườn ươm (kéo dài từ 4-8 tháng – theo từng loài lan).
- (2): Có thể được tính từ khi cây con tách khỏi chai mô đến khi ra khỏi vườn ươm (Thời gian kéo dài khoảng từ 4-6 tháng ở từng loài lan).
- (3): Từ khi cây hoa lan được trồng tại vườn sản xuất đến khi cây đạt độ tuổi trưởng thành nhất định (có thể bắt đầu ra hoa). Vào khoảng thời gian này, kéo dài từ 4-8 tháng (đặc biệt riêng ở một số loài lan có thể kéo dài lên đến 24 tháng).
- (4): Tính từ tháng tiếp theo của GĐ 3 chuyển qua (kéo dài trong khoảng 3 tháng)
- (5): Khi cây nhú hoa đến khi hoa đã nở hoàn toàn (Thời gian duy trì từ 2-3 tháng tuỳ theo loài lan, thời tiết, khí hậu mỗi vùng).
Quy trình kỹ thuật bón phân cho phong lan cụ thể
Có tất cả gồm 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1
Trồng hoa lan và nuôi dưỡng trong chai mô, với điều kiện vô trùng. Hầu như cây lan sẽ không có bất kì tác động ảnh hưởng nào khác ngoại trừ ánh sáng và nhiệt độ.
Chất lượng cây giống phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật nuôi cấy và các yếu tố thuộc môi trường.
Giai đoạn 2
Khá giống với giai đoạn mà cây lan được tách từ môi trường trong phòng ra làm quen với vườn ươm. Vì vậy, ta cần phải chú ý chăm sóc đúng kỹ thuật, bón phân theo đúng nguyên tắc:
+ Lựa chọn phân phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây
+ Đúng nồng độ và liều lượng được quy định
+ Canh đúng thời kỳ, mùa vụ, và giờ cụ thể
Giai đoạn 3
Cây lan sinh trưởng, phát triển mạnh nhất, tăng cả về số lượng lẫn khối lượng.
Thời gian này đặc biệt cần hấp thu dinh dưỡng đầy đủ để chuyển sang thời kỳ cây hình thành mầm hoa.
Một số loại phân bón cho lan: NPK 20-20-15, NPK Humax rong biển.
Giai đoạn 4
Giai đoạn khá quan trọng liên quan đến quá trình hình thành mầm hoa, chất lượng hoa cho ra và độ bền của hoa. Giai đoạn này rất cần phân bón có hàm lượng P cao và bổ sung một số chất để điều hoà duy trì sinh trưởng ổn định, các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng thiết yếu (đặc biệt là Mg, Zn, B).
Một số loại phân bón thích hợp cho tuổi này: NPK 20-20-15, phân hòa tan Solufert, NPK Humax rong biển.
Giai đoạn 5
Giai đoạn này dùng để nuôi hoa, các chất dinh dưỡng được cung cấp sẽ giúp hoa đậm màu, giữ tươi lâu và tăng độ bền màu của hoa lan.
Một số sản phẩm cho giai đoạn nuôi hoa: NPK 15-15-15+TE, NPK 17-17-17+TE, NPK Humax rong biển, hữu cơ Organic 1.
Tưới phân cho hoa lan như thế nào là đúng?

Đầu tiên, trước khi tưới phân cho phong lan, các bạn nên tưới nước trước để giá thể ngấm nước.
Mục đích khác là để khi chúng ta tưới phân bón nước có sẵn sẽ loan trải đều để dẫn phân đến các rễ cây nhanh hơn, đồng thời sẽ lâu khô và cây ăn được nhiều hơn.
Sau khoảng 15- 30 phút, mới tưới phân bón. Khi đó, giá thể đã ngấm nước nên sẽ không hút nước. Trong dung dịch phân bón, pha và dẫn dung dịch đó đi đến các rễ để cây dễ ăn hơn
Cuối cùng, sau khi tưới phân khoảng 2 tiếng, giá thể đã khô. Nhưng phân bón cây lúc đó vẫn chưa tiêu thụ hết. Vậy nên, ta cần tưới thêm 1 lần nữa để cây hấp thụ được nhiều hơn.
Tầm 3-4h chiều, chúng ta nên tưới nước lại 1 lần nữa và tưới thật nhiều. Để xả hết những acid có trong phân bón còn xót trên mặt lá. Để lá không bị cháy sau giai đoạn ăn phân bón.
2 cách bón phân cho phong lan sáng tạo
Cách 1:
Chúng ta sử dụng một chậu lưới bằng nhựa (sử dụng để chứa các viên phân bón cho cây hoa). Chậu có một cái nắp có thể đóng mở, một chiếc cọc ở chân đế. Cọc nâng cao giữ, giúp không cho rễ lây lan tiếp xúc với phân bón.
Khi chúng ta tưới nước, nên tưới qua chậu lưới để hòa tan các chất dinh dưỡng từ thức ăn dạng viên.
Ngoài cách dùng chậu lưới này, chúng ta còn có thể nuôi trồng trong chậu than.
Cách 2:
Sử dụng túi làm từ lưới nhựa để có thể chứa các viên phân bón. Túi sẽ được buộc vào giá của dây hoa phong lan. Chúng ta chỉ nên sử dụng túi lưới này khi dây giá đỡ dẫn trực tiếp trên đất.
Một số điều cần lưu ý khi bón phân hoa lan
– Theo như nghiên cứu, thời điểm tốt nhất để bón phân cho phong lan chính là sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu có ngày nhiệt độ vượt quá 33 độ C thì nên phun tưới phân vào lúc 7 giờ sáng. Đợi đến khoảng 10 giờ, bạn nên tưới lại một lần nữa để tránh tình trạng cháy lá hoặc cháy ngọn lan.
– Trước khi tiến hành bón phân cho lan, bạn cũng nên tưới nhẹ sơ lá để lan có thể hấp thụ phân tốt hơn.
– Khi phun phân bón lá nên làm ướt mặt phía dưới nhiều hơn. Bởi mặt bên dưới là nơi hấp thụ chất rất tốt. Ngoài ra, bạn cũng chú ý làm ướt bộ rễ, để phân có thể được thẩm thấu và ngấm sâu các chất dinh dưỡng hơn.
– Còn với những cây lan nhỏ chỉ nên dùng ½ liều lượng so với hướng dẫn của bao bì. Về sau, thời gian tùy theo sự phát triển của cây mà có thể tăng dần liều lượng dùng lên. Phân NPK 20 – 20 – 20 liều 2 gam pha 1 lít nước sẽ có thể dễ làm hư rễ. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ dùng 0,5 gam pha 1 lít nước thì sau nhiều lần bón phân, cây lan đã dần quen, bạn có thể dùng liều 3 gam pha 1 lít nước thì hoa phong lan vẫn có thể thích ứng đủ.
Làm như thế nào để bạn nhận ra những sai lầm khi bón phân ở hoa lan?
Nhiều loài phong lan tự nhiên sẽ nghỉ ngơi sau một thời kỳ nở hoa dữ dội. Vào khoảng thời gian này, cây hoa có thể biến đổi. Ở trong giai đoạn này, cây lan không cần bón phân. Ngay sau khi lá hoặc chồi mới xuất hiện, phong lan cần được cung cấp thêm nhiều các chất dinh dưỡng một lần nữa. Nếu sự phát triển bị chậm trễ hoặc cây không hình thành lá mới trong vòng nhiều tháng. Điều này có thể là do thiếu chất dinh dưỡng. Sau đó, cần cẩn thận và thường xuyên thêm phân bón vào nước ngâm cho lan.
Chẳng hạn mặt dưới của cây lan chuyển sang màu đỏ, chứng tỏ nó đang thiếu phân lân, nếu lá chuyển sang màu vàng (đừng nhầm lẫn với màu vàng tự nhiên của lá sắp chết), chúng không được cung cấp đủ nitơ. Những chiếc lá có màu xanh nhạt cho thấy sự thiếu hụt magiê. Lưu ý, nếu bón phân quá liều, muối sẽ hình thành và xuất hiện dưới dạng tinh thể màu trắng trên nền rễ và đất. Nếu nồng độ phân bón quá cao, rễ cây trên không (phần rễ cây hướng ra ngoài chậu) bị cháy, về lâu dài dần sẽ dẫn đến chết cây. Nên ngâm cây lan trong nước đã bón phân và nước mưa hàng tuần. Bằng điề này, lượng phân bón, muối dư thừa được rửa sạch khỏi rễ, thường xuyên liên tục.
Giải pháp bón phân cho lan bằng máy bay không người lái
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày nay, những máy móc công nghệ hiện đại ngày càng ra đời nhiều hơn. Phục vụ nhu cầu của người nông dân trong các quy trình công tác nông nghiệp. Đặc biệt phải nhắc đến máy bay nông nghiệp không người lái.
Chức năng của máy bay nông nghiệp không người lái này là phun thuốc trừ sâu, rải phân bón và phun nước tưới cho cây trồng.
Một số loại máy bay như: DJI Agras T40, DJI Agras T20P
Với công suất lớn, dễ dàng vận hành giúp người làm nông tiết kiệm thời gian, chi phí. Nâng cao hiệu quả của phân bón, thuốc trừ sâu; đảm bảo nguồn nước khi tưới tiêu…
Trên đây là bài viết LAHOA hướng dẫn Cách bón phân NPK cho hoa lan chuẩn khoa học để hoa phong lan có thể sinh trưởng và phát triển, giúp cho các nhà nông đạt năng suất và chất lượng tốt nhất. Chúc các bạn thành công. Các bạn có thể nêu ý kiến đóng góp bằng cách bình luận ở phía bên dưới nhé!